TIN MỚI NHẤT

Tiếp tục đưa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” có sức lan tỏa mạnh hơn và toàn diện hơn

Trước yêu cầu đưa nền kinh tế đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển nhanh, bền vững, giải quyết tốt an sinh xã hội; việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (sau đây gọi tắt là Cuộc vận động) theo chủ trương của Bộ Chính trị là rất cần thiết, nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Với tinh thần đó, qua 5 năm (2009 – 2014) thực hiện Cuộc vận động, toàn hệ thống chính trị các cấp từ tỉnh đến cơ sở đều tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện khá đồng bộ, đạt một số kết quả quan trọng.

Trước hết, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, yêu cầu của Cuộc vận động; cấp tỉnh, huyện thành lập Ban chỉ đạo và ban hành kế hoạch, phân công trách nhiệm thực hiện của từng thành viên Ban chỉ đạo; tổ chức phát động phong trào toàn dân thực hiện cuộc vận động. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh và các sở, ban, ngành, các cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy đã ban hành các văn bản cụ thể hóa triển khai thực hiện Cuộc vận động, với nhiều hoạt động thiết thực.

Thực hiện Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn”; 5 năm qua, đã tổ chức 17 đợt bán hàng tại các huyện Đức Linh, Tuy Phong, Tánh Linh, Phú Quý, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Bắc Bình với hơn 99 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia, tổng doanh số bán hàng đạt hơn 6,5 tỷ đồng. Các doanh nghiệp trong tỉnh đã tổ chức các chương trình đưa các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam có thương hiệu, chất lượng về nông thôn, miền núi giá cả phù hợp; mở rộng mạng lưới phân phối, đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và hải đảo; đã hỗ trợ 131 doanh nghiệp trong tỉnh tham gia 60 hội chợ triển lãm, khảo sát, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa đối với các sản phẩm của tỉnh. Các ngành chức năng đã hướng dẫn thực hiện 510 đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp và cấp 362 văn bằng sở hữu công nghiệp; cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” cho 50 cơ sở sản xuất, kinh doanh nước mắm và cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho 78 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quả thanh long...; đồng thời, hàng năm, tổ chức khoảng 04 hội chợ tại thành phố Phan Thiết nhân dịp các ngày lễ, tết với hơn 300 doanh nghiệp trong nước tham gia, trong đó có khoảng 30 lượt doanh nghiệp trong tỉnh; đã hỗ trợ 131 lượt doanh nghiệp tham gia 60 hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường trong nước; hàng năm, tỉnh hỗ trợ các doanh nghiệp, doanh nhân tổ chức khoảng 04 hội chợ tại thành phố Phan Thiết nhân các dịp lễ, tết thu hút hơn 300 lượt doanh nghiệp trong nước tham gia. Bên cạnh đó, các sở, ngành, địa phương đã phối hợp kiểm tra gần 1.900 lượt cơ sở thu mua, chế biến nông sản, thủy sản, vệ sinh thú y đối với các cơ sở giết mổ và các quầy, sạp buôn bán thịt gia súc, gia cầm; đã kiểm tra 1.112 lượt cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

Qua đó, các tổ chức, cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đã có sự thay đổi nhận thức, thói quen đầu tư, mua sắm công từ “hàng ngoại” chuyển sang sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước từ nguồn ngân sách Nhà nước. Đặc biệt, thông qua Cuộc vận động, người tiêu dùng đã nhận thức đúng đắn hơn, phần lớn người tiêu dùng mua sắm, sử dụng ngày càng nhiều hơn các sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước, trong tỉnh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương và tham gia đóng góp ngân sách Nhà nước. Về các doanh nghiệp đã ý thức được ý nghĩa của Cuộc vận động là cơ hội để nâng cao uy tín thương hiệu hàng hóa Việt đối với người tiêu dùng, khia thác tốt hơn thị trường nội địa.

Tuy nhiên, một số cấp ủy, chính quyền các cấp chưa quan tâm đúng mức công tác lãnh đạo thực hiện cuộc vận động một cách thường xuyên, liên tục. Công tác phối hợp giữa Ban chỉ đạo cuộc vận động với các cấp chính quyền, các sở, ngành chưa đồng bộ, hiệu quả còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp chưa chú trọng giữ gìn thương hiệu, uy tín và trách nhiệm đối với người tiêu dùng, đạo đức trong kinh doanh còn hạn chế ; vẫn còn tình trạng gian lận thương mại, hàng giả, hàng hóa kém chất lượng chưa được ngăn chặn triệt để. Một số doanh nghiệp chấp hành pháp luật chưa nghiêm,

Trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động có sức lan tỏa mạnh hơn, đi vào cuộc sống xã hội một cách toàn diện hơn và đem lại hiệu quả thiết thực hơn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng; thiết nghĩ, cần có một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trước mắt và lâu dài. Trong đó, trước hết các cấp ủy Đảng chỉ đạo sơ kết và ban hành chỉ thị mới để lãnh đạo thực hiện cuộc vận động phù hợp với tình hình hiện nay; phát huy đúng mức vai trò của người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị và cá nhân từng thành viên ban chỉ đạo các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức phát động thi đua thực hiện cuộc vận động rộng khắp trong nhân dân; đối với các doanh nghiệp phải nâng cao nhận thức về đạo đức trong kinh doanh, phải xem trọng quyền lợi của người tiêu dùng là điều kiện quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, để từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa,... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Các tin khác

 

TIN NỔI BẬT

SỐ LƯỢT TRUY CẬP