TIN MỚI NHẤT

Bình Thuận tập trung nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống của địa phương

  • /
  • 26.7.2013 - 14:1

Sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) có Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28/8/2002; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận (khóa X) đã ban hành Thông báo số 255-TB/TU, ngày 11/11/2002 về việc tiếp tục tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ...

.....các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể trong tỉnh triển khai thực hiện. Qua 6 năm thực hiện Thông báo số 255-TB/TU, đến năm 2008, Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XI) ban hành Chỉ thị số 37-CT/TU để tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống các cấp. Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy trực thuộc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các địa phương trong tỉnh tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW và Chỉ thị số 37-CT/TU; qua đó, giúp cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống của ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương mình để nỗ lực quyết tâm thực hiện.

Ban thường vụ các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh đã mở hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị số 15-CT/TW và Chỉ thị số 37-CT/TU trong cán bộ chủ chốt; tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên để nắm bắt chủ trương, tổ chức thực hiện. Qua đó, các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể các cấp trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến về nhận thức, thấy được vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống các cấp; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, cần thiết, vừa cấp bách, vừa lâu dài, cần được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Ban thường vụ các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh đã cụ thể hóa bằng các chỉ thị, kế hoạch, thông báo triển khai thực hiện; ra quyết định thành lập, củng cố ban chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn lịch sử cấp mình, ngành mình. Ban tuyên giáo các huyện, thị, thành ủy đã có nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc cơ sở triển khai thực hiện. Nhờ đó, công tác biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống ở địa phương, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh nhanh chóng được triển khai, từng bước khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Chỉ thị số 37-CT/TU.

Đến nay, các cơ quan, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể cấp tỉnh đã có nhiều cố gắng triển khai biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống của ngành mình; đã in, phát hành 24 sách lịch sử và một số chuyên đề liên quan đến lịch sử. Trong đó, có một số sách tiêu biểu như: Tỉnh ủy Bình Thuận đã phát hành các tập sách như: Căn cứ Khu Lê Hồng Phong trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, 1950 - 1975 (xuất bản năm 2008, tái bản năm 2012); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (tập III, 1975 - 2005) xuất bản vào dịp Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (nhiệm kỳ 2010 - 2015). Các đoàn thể, cơ quan, đơn vị như: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động tỉnh, Bưu điện tỉnh, Công ty Cổ phần In và Bao bì Bình Thuận, Bệnh viện tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã phát hành lịch sử truyền thống cơ quan, đơn vị mình, thời kỳ 1930 - 2000. Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phát hành “Tài liệu dạy - học lịch sử và địa lý địa phương dùng cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông”; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát hành tập Địa chí Bình Thuận.  Sau khi hoàn thành giai đoạn 1930 - 1975, 10/10 huyện, thị, thành ủy đang tiếp tục sưu tầm tư liệu, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống địa phương, giai đoạn 1975 - 2010. Đến tháng 5/2013, Đến cuối năm 2012, có 9/10 huyện, thị, thành ủy đã in ấn, phát hành lịch sử đảng bộ địa phương; 01 huyện đã hoàn thành bản thảo lần cuối, chuẩn bị in ấn, phát hành. Ngoài sách lịch sử đảng bộ địa phương, các huyện, thị xã, thành phố đã xuất bản một số kỷ yếu, chuyên đề lịch sử khác. Các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã phát hành 34 sách lịch sử, nâng tổng số sách lịch sử từ trước đến nay do cấp xã biên soạn, xuất bản lên 54 quyển. Hiện tại, cấp cơ sở đang tiếp tục biên soạn 64 quyển sách lịch sử của địa phương.

Bên cạnh việc nghiên cứu, biên soạn, các cấp ủy, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cấp tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Việc tuyên truyền lịch sử địa phương thường được lồng ghép vào các ngày lễ kỷ niệm hàng năm của địa phương... Một số nơi như: thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, huyện Bắc Bình, Tỉnh Đoàn Thanh niên, Công an tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo... đã tổ chức thi tìm hiểu lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống trong cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, thanh niên, học sinh. Công an tỉnh đã biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, giảng dạy lịch sử truyền thống Công an nhân dân và Công an Bình Thuận cho các đối tượng phục vụ có thời hạn trong ngành hoặc tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt của Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ của đơn vị… Trường Chính trị tỉnh tích hợp nhiều nội dung lịch sử truyền thống của đảng bộ địa phương lồng ghép vào chương trình giảng dạy các môn học về lịch sử Đảng, về xây dựng Đảng theo chương trình đào tạo các lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Trên cơ sở Tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương (1930 - 1975) do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên soạn, Sở Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn thành Tài liệu dạy và học chương trình lịch sử địa phương để đưa vào giảng dạy cho học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng thời, lồng ghép vào các đợt sinh hoạt ngoại khóa, hội thi, hội diễn, tham quan, về nguồn... do các trường học tổ chức.

Báo Bình Thuận, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, bản tin của các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể tỉnh và đài truyền thanh - tiếp phát truyền hình, bản tin của các huyện, thị xã và thành phố đã biên soạn nội dung lịch sử truyền thống để tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân nhân địa phương nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước. Đáng chú ý, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã xây dựng và bố trí thời gian thích hợp để phát các chuyên mục truyền hình như: “Đảng trong cuộc sống”, “Ngày này năm xưa”, “Ký sự Bình Thuận”, “Đất và người Bình Thuận”... góp phần giới thiệu những nét cơ bản về lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống của địa phương. Một số đài truyền thanh - tiếp phát truyền hình các huyện như: Tánh Linh, Đức Linh, Tuy Phong… đã xây dựng chuyên mục, tin, bài tuyên truyền về lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống qua hệ thống phát thanh của địa phương.

Bên cạnh việc tuyên truyền lịch sử trên các phương tiện thông tin đại chúng, các huyện, thị, thành ủy đã tập hợp, đề xuất xây dựng bia ghi danh, bia chiến thắng để lưu giữ những chiến tích tiêu biểu của địa phương qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng 21 bia chiến thắng, 06 bia căm thù, 14 địa chỉ đỏ. Năm 2010, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức 03 đợt khảo sát căn cứ Khu VI trong chống Mỹ tại các huyện: Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc. Ngoài ra, nhiều hội thảo khoa học về lịch sử đã được tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh tổ chức, góp phần bổ sung, làm rõ thêm nhiều sự kiện lịch sử.

Các tập sách lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống các cấp trong tỉnh sau khi được phát hành đều được nhiều cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân tìm đọc, nghiên cứu. Qua đó, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương. Đây cũng là một trong những căn cứ quan trọng để xem xét, giải quyết chế độ, chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công.

Có thể thấy, qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW và 05 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TU trong toàn Đảng bộ tỉnh đã đạt được những kết quả tiến bộ: Công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản, tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống của các cấp ủy trực thuộc, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể tỉnh, lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang tỉnh Bình Thuận đã có bước phát triển rõ rệt về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, từ Đảng bộ tỉnh đến các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tỉnh đã hoàn thành biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống qua 02 giai đoạn: kháng chiến và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Các đảng bộ, cơ quan, đơn vị đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện khá tốt việc nghiên cứu, biên soạn, phát hành lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống của địa phương, đơn vị. Các tập sách lịch sử đã xuất bản đảm bảo tính Đảng, tính khoa học, nội dung thống nhất với lịch sử Đảng bộ tỉnh; đồng thời, thể hiện rõ những nét đặc thù, độc đáo riêng của từng địa phương, đơn vị, góp phần làm rõ thêm lịch sử của Đảng bộ tỉnh; việc tái hiện lịch sử được thể hiện đầy đủ, chân thực, sinh động hơn, từng bước khắc phục tình trạng phản ánh xuôi chiều; có đánh giá, tổng kết thực tiễn và rút ra bài học kinh nghiệm. Công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống đã được các cấp, các ngành quan tâm tăng cường, góp phần khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh cùng với sự tham gia cống hiến, đóng góp, hy sinh của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhiều bia ghi danh, bia chiến tích được trùng tu, xây mới. Các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh đã tăng cường tuyên truyền về lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống địa phương, nhất là trong những dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của quê hương, đất nước. Trường Chính trị tỉnh, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, các trường học đã đưa nội dung lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống địa phương vào chương trình giảng dạy cho học sinh, cán bộ, công chức, viên chức; bồi dưỡng chính trị cho các đối tượng Đảng, cảm tình Đoàn... Nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi đã quan tâm, tích cực tham gia nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống địa phương trong những đợt sinh hoạt chính trị nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước.  

Tuy nhiên, vẫn còn một số khuyết điểm, hạn chế sau: Một số cơ quan, đơn vị, địa phương nhất là ở xã, phường, thị trấn còn chậm triển khai viết lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống của địa phương, đơn vị. Đội ngũ cán bộ chuyên trách các huyện, thị, thành ủy còn thiếu và yếu, phải kiêm nhiệm nhiều việc, nên chưa tập trung nhiều cho công tác nghiên cứu, biên soạn. Công tác lưu trữ và bảo quản tư liệu thành văn ở cơ sở thực hiện chưa tốt, nhất là nguồn tư liệu thành văn trước năm 1975 và giai đoạn 1975 - 1990; đồng thời, việc sưu tầm, bổ sung nguồn tư liệu còn lúng túng; chưa khai thác đầy đủ các tư liệu lịch sử, việc biên soạn lịch sử còn kéo dài thời gian. Việc tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống chưa được các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và địa phương quan tâm thường xuyên; nội dung lịch sử địa phương đưa vào chương trình giảng dạy trong trường học còn nhiều bất cập; thiếu sự chỉ đạo thống nhất trong toàn ngành giáo dục và đào tạo. Công tác thẩm định bản thảo lịch sử để chuẩn bị xuất bản của cơ quan chuyên môn còn hạn chế. Kinh phí phục vụ việc biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống của các cấp có lúc, có nơi còn thiếu, cấp chưa kịp thời. Chế độ kinh phí chi trả cho người trực tiếp biên soạn theo Quyết định số 760-QĐ/UBND, ngày 05/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh còn thấp, chưa tương xứng với đặc thù công việc, nên việc hợp đồng người biên soạn ở các địa phương, đơn vị gặp nhiều khó khăn.

Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW và 05 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TU ở Bình Thuận, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm: Một là, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống địa phương là công việc khó khăn, đòi hỏi phải có sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên, sâu sát của cấp ủy, trực tiếp là ban thường vụ cấp ủy. Nơi nào cấp ủy quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi thì nơi đó công tác biên soạn lịch sử đạt kết quả tốt. Hai là, phải phát huy tốt vai trò tham mưu, hướng dẫn của ban tuyên giáo cấp ủy các cấp; nhất là trong việc hướng dẫn chuyên môn, tham gia thẩm định lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống các cấp, các ngành trước khi in ấn, phát hành; đồng thời, phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống các cấp.  Ba là, việc lưu trữ tài liệu phải được chú trọng đúng mức để đảm bảo phục vụ tốt công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử; đồng thời, phải tôn trọng và tiếp thu ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là những nhân chứng lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng các tập sách lịch sử truyền thống, bảo đảm tính thuyết phục, giáo dục. Bốn là, phải thường xuyên quan tâm, xây dựng đội ngũ làm công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử các cấp; trong đó, việc hợp đồng người tham gia biên soạn lịch sử phải thật sự là những người có khả năng viết, có tâm huyết, có trách nhiệm và am hiểu tình hình địa phương, đơn vị. Năm là, ban tuyên giáo cấp ủy các cấp cần quan tâm xây dựng đề cương, định hướng nội dung tuyên truyền, giáo dục về lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống; đồng thời, phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo đưa nội dung lịch sử truyền thống địa phương vào chương trình giảng dạy trong các trường học.

                                                                                                                NGUYỄN MINH

 


  • |
  • 1250
  • |

Các tin khác

TIN NỔI BẬT

SỐ LƯỢT TRUY CẬP