Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành Kế hoạch số 04-KH/TU, ngày 05/02/2016 triển khai thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW; theo đó, chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiệnChỉ thị số 49-CT/TW. Đồng thời,Ban Thường vụ Tỉnh ủyban hành thông báo tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 24-NQ/TWcủa Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc và tăng cường thực hiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kết nghĩa với các xã thuần và thôn xen ghép vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ban Thường vụ Tỉnhủy Bình Thuậnđã chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án, chính sáchcủa Trung ương và quan tâm ban hành các chính sách đặc thù của địa phương nhằm xây dựng, phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một khởi sắc, giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, giữa các dân tộc với nhau. Đến nay, có 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số có đường ô tô được nhựa hóa đến trung tâm xã và được phủ sóng truyền hình, phát thanh; 100% xã có nhà văn hóa và 100% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng; 98% hộ dân tộc sử dụng điện lưới quốc gia, 88,3% hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh. Chất lượng giáo dục - đào tạo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được nâng lên; tỷ lệ mạng lưới trường, lớp được phủ kín ở các thôn, xã; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được quan tâm đầu tư; tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số trong độ tuổi đến trường ổn định khá; tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non, tiểu học ở các trường vùng dân tộc thiểu số và dạy chữ viết Chăm ở các trường tiểu học vùng đồng bào Chăm;trợ cấp cho 37.950 lượt học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số với 44,3 tỷ đồng. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó giao Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận đào tạo cho 455 lượt học viên dân tộc thiểu sốgóp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mạng lưới y tế cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; 100% đồng bào thuộc vùng khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao quần chúng được quan tâm phát triển gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc…
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã phát triển 37.139 đoàn viên, hội viên là người dân tộc thiểu số; thường xuyên đề ra các nội dung, phương thức hoạt động phù hợp gắn với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và xây dựng nhiều mô hình “Dân vận khéo”; tổ chức các cuộc giám sát, phản biện xã hội và đối thoại với nhân dân và tranh thủ vai trò của người có uy tín, già làng, chức sắc tôn giáo, cốt cán chính trị nhằm vận động thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thi đua lao động, sản xuất, nhất là trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, qua đó tiếp tục củng cố niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước.
Công tác bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp ủy, chính quyền chú ý, nhân rộng các mô hình “Tự phòng, tự quản”, “Ánh sáng an ninh” hỗ trợ đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn; tuyên truyền, vận động đồng bào đề cao cảnh giác, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động của các phần tử xấu, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Ngoài ra, nhằm tăng cường mối quan hệ đoàn kết, giúp đỡcác thôn, xã vùng dân tộc thiểu số theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đến nay đã có 17 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh kết nghĩa với 17 xã thuần và 86 cơ quan, đơn vị cấp huyện kết nghĩa với 37 thôn xen ghép vùng dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế: Triển khai thực hiện một số văn bản về công tác dân vận, chính sách dân tộc chưa đi vào chiều sâu; việc nắm tình hình, giải quyết các phản ánh, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào có lúc chưa kịp thời; các hoạt động kết nghĩa với các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa chặt chẽ; chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc thiểu số có mặt chưa cao; việc huy động nguồn lực và sự tham gia của người dân chưa nhiều; đời sống của một bộ phận đồng bào còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp; tỷ lệ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số tham gia vào cơ quan, tổ chức đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện chưa nhiều.
Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 49-CT/TW, thiết nghĩ trong thời gian tới, cần tập trung những nhiệm vụ và giải pháp, đó là:
- Cần nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách triển khai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số;trong đó, chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tiếp tục nghiên cứu, xác định rõ điều kiện, thế mạnh, vật nuôi, cây trồng phù hợp với từng địa phương để tuyên truyền, vận động và hướng dẫn đồng bào thực hiện gắn với phát triển thị trường hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm.
- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức thực hiện công tác dân vận và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội, đối thoại trực tiếp với nhân dânở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Phát huy vai trò của người có uy tín, cốt cán, già làng, nhân sĩ trí thức, chức sắc trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và thi đua lao động sản xuất.
- Nâng cao hiệu công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với các xã thuần và thôn xen ghép đồng bào dân tộc thiểu sốnhằm tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc./.