Đi đối với việc giải quyết vốn, đất sản xuất, các ngành của tỉnh đã phối hợp các địa phương tập trung triển khai các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và hướng dẫn kinh nghiệm, cách thức làm ăn cho người nghèo; đã xây dựng mô hình trình diễn về các loại cây trồng trên 507 ha, mô hình chăn nuôi trên 6.260 gia súc, gia cầm; hướng dẫn biện pháp nuôi tôm đảm bảo môi trường và nuôi trồng thuỷ sản; hướng dẫn kỹ thuật sơ chế, bảo quản sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm; mở 21 mô hình phát triển kinh tế với 2.609 hộ tham gia; 6 mô hình hỗ trợ sản xuất phát triển ngành nghề như: đan lát bẹ chuối, lục bình; chế biến đũa; trồng nấm rơm; đan lát mây tre… với tổng kinh phí gần 1,5 tỷ đồng, có 265 hộ nghèo được hưởng lợi; mở hàng trăm lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và 80 cuộc hội thảo với trên 296.000 lượt nông, ngư dân tham dự. Trang bị 28 tủ sách khuyến nông với trên 6.000 đầu sách về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phòng, trừ sâu bệnh cho 28 xã thuộc Chương trình 135 (bình quân 158 đầu sách/xã); thành lập 78 câu lạc bộ khuyến nông với 3.720 thành viên.
Đồng thời, Tỉnh cũng đã ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất CN - TTCN và làng nghề nông thôn giai đoạn 2004 - 2010; triển khai chương trình phát triển sản xuất sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ từ tre, nứa, lá buông, gỗ và gốc gỗ... bước đầu đã tạo ra việc làm mới ở nhiều nơi; một số nơi từng bước hình thành làng nghề ổn định (Hiện toàn tỉnh hiện có 13 cụm CN – TTCN đã phê duyệt dự án đầu tư; 19 làng nghề truyền thống đã được công nhận); đã tổ chức 57 lớp dạy nghề TTCN và truyền nghề cho 1.954 học viên, trong đó có 279 học viên là người dân tộc thiểu số, gồm các nghề như: Đan lát từ lục bình, bẹ chuối, dệt thổ cẩm, đan tre nứa mỹ nghệ, sản xuất gốm đỏ xuất khẩu...