TIN MỚI NHẤT

Về giao đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

  • /
  • 29.6.2008 - 0:0

Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Đến nay đã giao 4.531,64 ha đất sản xuất/3.732 hộ, bình quân 1,21 ha/hộ; trong đó 11 xã vùng cao đã giao 1.328,96/1.120 hộ, nâng tổng diện tích đất canh tác lên 5.386,34 ha, bình quân mỗi hộ có 1,72 ha; 4 xã đồng bào Chăm đã giao 1.047,6 ha/901 hộ, nâng diện tích canh tác lên 3.784,38 ha, bình quân mỗi hộ đồng bào Chăm có 0,85 ha; đối với các thôn xen ghép đã giao 2.155,08 ha/1.711 hộ, nâng diện tích canh tác lên 5.509,4 ha, bình quân mỗi hộ 1,18 ha. Đến nay, 10/11 xã thuần dân tộc vùng cao (trừ xã Mỹ Thạnh - Hàm Thuận Nam) đã giải quyết cơ bản đủ đất sản xuất cho hộ thiếu đất và không có đất sản xuất; tổng diện tích đất canh tác vùng dân tộc thiểu số ở các xã thuần, thôn xen ghép và đồng bào Chăm đạt 14.680,12 ha, bình quân 1,2 ha/hộ.

Đi đôi với việc giao đất sản xuất, đã tiến hành giao 89.060 ha rừng cho 2.447 hộ đồng bào quản lý, chăm sóc và bảo vệ, bình quân mỗi hộ nhận quản lý, bảo vệ 36,39 ha rừng, chế độ tiền công 100.000 đồng/ha/tháng, tổng kinh phí giao khoán 9 tỷ đồng/năm. Chương trình định canh, định cư được quan tâm đầu tư, đã tổ chức định cư ổn định lâu dài cho 740 hộ, sắp xếp 242 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở những nơi khó khăn có đất sản xuất, ổn định cuộc sống.

Thông qua thực hiện chương trình định canh, định cư, giải quyết đất sản xuất, giao khoán quản lý, bảo vệ rừng, hướng dẫn kỹ thuật canh tác đã tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức trong đồng bào dân tộc, khắc phục tình trạng du canh, du cư, phá rừng làm rẫy. Đa số diện tích đất được cấp đồng bào đã đưa vào sản xuất, phát huy hiệu quả bước đầu, một số địa phương đồng bào sản xuất có lãi, thu nhập ổn định, nhiều hộ từ nghèo khó, vươn lên hộ khá... Đối với các thôn xen ghép, phong trào thâm canh, tăng vụ ngày được mở rộng, cơ cấu cây trồng, con nuôi tiếp tục được chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hoá.

Tuy nhiên, việc giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số còn chậm, một số nơi chưa đạt chỉ tiêu đề ra; một số diện tích đất được cấp điều kiện sản xuất còn khó khăn, nhất là thiếu nước tưới nên không phát huy hết hiệu quả sử dụng; tình trạng lấn chiếm đất sản xuất, bán đất, sang nhượng đất sau khi được cấp còn xảy ra ở một số địa phương. Mặt khác, trình độ và nhận thức các mặt của đồng bào, nhất là kỹ thuật canh tác còn thấp nên hiệu quả sản xuất chưa cao; một số vùng đồng bào sản xuất còn mang tính tự phát.

Việc giải quyết đất sản xuất cho hộ nghèo là người Kinh không có đất hoặc thiếu đất sản xuất gặp khó khăn do quỹ đất tại chỗ không còn; việc quy hoạch, chuyển dịch đất đai, sắp xếp khu dân cư, phát triển đô thị với chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm tại chỗ chưa được giải quyết đồng bộ, còn nhiều bất cập....

  • |
  • 1076
  • |

TIN NỔI BẬT

SỐ LƯỢT TRUY CẬP