TIN MỚI NHẤT

Tình hình kinh tế - xã hội từ ngày 08/6/2009 đến ngày 12/6/2009

  • /
  • 19.6.2009 - 0:0

- Ngày 10/9/2009, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng thẩm định Đề án công nhận thành phố Phan Thiết là đô thị loại II và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Căn cứ hiện trạng phát triển đô thị của thành phố Phan Thiết, đối chiếu các tiêu chuẩn phân loại đô thị quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP, ngày 5/10/2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị, phân cấp quản lý đô thị và Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLB-BXD-TCCBCP, ngày 08/3/2002 của Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về hướng dẫn phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị, thành phố Phan Thiết đã hội đủ các yếu tố, tiêu chí để được công nhận là đô thị loại II.

                Theo Quyết định số 1086/QĐ-TTg, ngày 12/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2025,  thành phố Phan Thiết là đô thị giữ vai trò trung tâm vùng, tác động trực tiếp đến tiểu vùng phía Nam, bao gồm tỉnh Bình Thuận và phía Nam tỉnh Ninh Thuận. Phan Thiết có mối liên hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Qua rà soát, đánh giá và so với các tiêu chí về đô thị loại II, thành phố Phan Thiết cơ bản đáp ứng được các yêu cầu về: chức năng đô thị, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, quy mô và mật độ dân số.

                Ngoài ra, căn cứ vào hiện trạng phát triển đô thị thì các tiêu chí đều đạt và vượt quy định như: diện tích nhà ở bình quân/ đầu người, công trình công cộng, các chỉ tiêu về cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc. Tuy nhiên, hiện còn một số tiêu chí chưa đạt so với quy định là: tỷ lệ đất giao thông đô thị/đất xây dựng đô thị (thực tế đạt 12,46%, theo quy định từ 21 - 23%), mật độ cống thoát nước (thực tế đạt 3,01 km/km2, theo quy định từ 4,5 - 5 km/km2) và tỷ lệ nước bẩn được thu gom đạt nhưng mới được xử lý cục bộ (theo quy định 60%), rác được thu gom đạt 90% và xử lý theo phương pháp chôn lấp (quy định là thu gom và xử lý bằng công nghệ thích hợp 90%). Thành phố Phan Thiết đã có các chương trình, dự án để từ nay đến năm 2010 xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, khắc phục được các tiêu chí còn thiếu so với quy định.

                - Thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ; đến ngày 11/6/2009, trên địa bàn tỉnh có 5.653 tổ chức, cá nhân được vay vốn hỗ trợ lãi suất với tổng dư nợ ước đạt khoảng 2.150,5 tỷ đồng; trong đó: Cho vay ngắn hạn theo Quyết định số 313/QĐ-TTg là 2.019,3 tỷ đồng; cho vay trung hạn theo Quyết định số 443/QĐ-TTg là 129,7 tỷ đồng và cho vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở theo Quyết định số 497/QĐ-TTg là 1,5 tỷ đồng. Lĩnh vực nông - lâm - thủy sản chiếm 29,2%; lĩnh vực công nghiệp, chế biến chiếm 23,3% và lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm 47,5%. Tổng số tiền vay đã được hỗ trợ lãi suất khoảng 8,3 tỷ đồng.

- Ngày 10/6/2009, UBND tỉnh có Quyết định số 1572/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch “Dự án cạnh tranh nông nghiệp” do Ngân hàng Thế giới tài trợ trên địa bàn tỉnh. Theo đó, “Dự án cạnh tranh nông nghiệp” có thời gian thực hiện 5 năm (2009 - 2013) nhằm mục tiêu: Nâng cao khả năng cạnh tranh của nông dân sản xuất nhỏ trên địa bàn tỉnh thông qua việc liên kết sản xuất với các doanh nghiệp. Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của nông dân thông qua việc chuyển giao và ứng dụng các công nghệ sản xuất mới. Tổ chức lại các tổ, nhóm sản xuất của nông dân và liên kết với các doanh nghiệp; đồng thời, hỗ trợ một phần cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất.

“Dự án cạnh tranh nông nghiệp” do Ngân hàng Thế giới tài trợ trên địa bàn tỉnh có 4 hợp phần, với tổng kinh phí 8.301.000 USD (vốn IDA: 6,761 triệu USD, vốn đối ứng của tỉnh: 0,340 triệu USD); trong đó, phân khai năm 2009 là 1.058.300 USD. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo dự án của tỉnh, giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn là chủ đầu tư Dự án và thành lập Ban Quản lý dự án tỉnh (PPMU) để quản lý, xây dựng, tổng hợp kế hoạch dự án tại tỉnh, xin ý kiến đồng thuận của Ngân hàng Thế giới (WB), Ban Quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp (PCU) và trình UBND tỉnh phê duyệt.

  • |
  • 1054
  • |

Các tin khác

 

TIN NỔI BẬT

SỐ LƯỢT TRUY CẬP