Mấy suy nghĩ về ngày Sách Việt Nam (21/4)

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 284/QĐ-TTg, bắt đầu từ năm 2014, hàng năm lấy ngày 21/4 là “Ngày sách Việt Nam”. Tôi cho quyết định này là đúng đắn....

....Vì hiện nay, người Việt, đặc biệt là giới trẻ ít mê đọc sách. Thư viện mi ni, tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ ngày xưa phổ biến, ngày nay quá hiếm hoi. Văn hóa đọc mai mọt, sự lãng quên văn hóa đọc là điều trăn trở của các nhà quản ký. Theo thống kê thì mức hưởng thụ bình quân mỗi người dân nước ta còn quá thấp, năm 2013 chỉ có 3,2 bản sách phát hành/người dân; trong khi đó, Malaysia gần ta năm 2012 bình quân mỗi người dân, mỗi năm đọc từ 10 đến 20 đầu sách.
     Trước thực trạng này, theo tôi để “Ngày sách Việt Nam” mang lại hiệu quả thiết thực, tiếp sức cho văn hóa đọc người Việt phục hồi sự sống; trước hết phải tổ chức nhiều chuyền đi thực tế, tiếp cận sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu cuộc sống để có nhiều tác giả sáng tác những tác phẩm, sách hay, đạt chất lượng. Tiếp đến là làm thật tốt công tác tuyên truyền, triển lãm, giao lưu tác giả - tác phẩm, kể chuyện theo sách, đẩy mạnh công tác lý luận, phê bình hướng độc giả đến với sách có chất lượng, tác phẩm hay phù hợp thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa đậm đà của người dân Việt. Hàng năm nhân “Ngày sách Việt Nam” các địa phương nên tổ chức ngày hội trưng bày sách và tổ chức tôn vinh, khen thưởng những tác giả có công lao, sáng tạo những tác phẩm có chất lượng được  độc giả bình chọn, thực sự đi vào lòng người. Đồng thời cũng phải phê phán, lên án những ấn phẩm “tầm thường”, chạy theo cơ chế thị trường, không phù hợp với văn hóa đọc Việt Nam.
        Thiết nghĩ, chỉ có như vậy thì “Ngày sách Việt Nam” mới đáp ứng được mục đích, ý nghĩa và kỳ vọng của nhiều người, của các nhà quản lý, đưa văn hóa đọc đến với mọi người.


Các tin khác

TIN NỔI BẬT