Giai đoạn 2011 – 2020: Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động trợ giúp, nâng cao chất lượng cuộc sống người tàn tật; tạo điều kiện thuận lợi để người tàn tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội.

  • /
  • 29.10.2010 - 0:0

Nguồn: http://www.cpv.org.vn

Trong giai đoạn 2006 – 2010, Bình Thuận đã triển khai khá tốt việc thực hiện Quyết định 239/2006/QĐ – TTg ngày 24/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án hỗ trợ người tàn tật giai đoạn 2006 – 2010, kế hoạch trợ giúp người tàn tật của tỉnh đã được các cấp, các ngành hưởng ứng và nhân dân đồngt ình ủng hộ; nhờ đó các hoạt động trợ giúp về nâng cao nhận thức, chăm lo đời sống, sức khỏe, phục hồi chức năng, văn hóa, nghề và hướng nghiệp việc làm… đáp ứng được nguyện vọng và nhu cầu cơ bản, bức xúc của người tàn tật, giúp họ ổn định về cuộc sống vật chất và tinh thần, nhất là những người có công với nước, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thuộc diện nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Qua các hoạt động trợ giúp đã phát huy vai trò của người tàn tật trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều tấm gương tiêu biểu trong lao động, sản xuất của người tàn tật được nhân rộng.

Mục tiêu chung của công tác trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2011 – 2020 trên địa bàn tỉnh là: Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động trợ giúp người tàn tật nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người tàn tật. Tạo điều kiện thuận lợi để người tàn tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội. Theo đó, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh cần phải nỗ lực và chung tay thực hiện cho được những chỉ tiêu cụ thể sau:

- Bảo đảm 100% người tàn tật thuộc điện chính sách có công và bảo trợ xã hội được hưởng lợi các chính sách theo duy định hiện hành của nhà nước.

- Bảo đảm 80% người tàn tật được tiếp cận các dịch vụ y tế và 100% người tàn tật có nhu cầu chỉnh hỉnh, hồi phục chức năng được các cơ sở y tế trợ giúp.

- Bảo đảm 90% số trẻ em tàn tật có khả năng nhận biết, được tham gia học tập dưới mọi hình thức, 100% trẻ em tàn tật được miễn, giảm học phí theo quy định của nhà nước.

- Khoảng 2.500 người tàn tật được học nghề và tạo việc làm phù hợp tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Có 100% số người tàn tật có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và việc làm, ưu tiên người tàn tật nữ.

- Các công trình xây dựng và giao thông công cộng thiết kế và xây dựng mới có các hạng mục thiết kế dành riêng cho người tàn tật theo quy định hiện hành; các công trình cũ được cải tạo, nâng cấp, phù hợp với việc tiếp cận của người tàn tật.


  • |
  • 1328
  • |

Các tin khác

TIN NỔI BẬT