02 năm (2011 – 2012) triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh

  • /
  • 23.5.2013 - 21:49

Đến nay, toàn tỉnh có 10/10 huyện, thị, thành phố; 96/96 cấp ủy xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề và phát động thi đua để triển khai thực hiện; ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã) đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và đi vào hoạt động có nề nếp;

96/96 xã đã khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn và phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới; 85/96 xã đã phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới.

02 năm qua, các cấp ủy đảng tăng cường công tác học tập, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng xây dựng nông thôn mới tiếp tục được nâng lên, theo phương châm “tỉnh, huyện hỗ trợ, xã trực tiếp quản lý, người dân là chủ thể thực hiện xây dựng nông thôn mới”. Nhờ đó, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội ở các xã được đầu tư nhiều hơn; đã nâng cấp 284 km giao thông nông thôn, 21 công trình thủy lợi, 74 trường học, 4 công trình y tế, 46 công trình cơ sở vật chất văn hóa xã hội, 10 công trình điện..., với tổng số vốn đầu tư 1.420 tỷ đồng. Đồng thời, các địa phương đã triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào làm giao thông nông thôn; toàn tỉnh đã thi công, nâng cấp bê tông xi măng, láng nhựa 449 tuyến giao thông nông thôn với chiều dài trên 115 km, tổng kinh phí thực hiện hơn 100 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ hơn 51,4 tỷ đồng, ngân sách huyện hỗ trợ 15,4 tỷ đồng, huy động nhân dân đóng góp 34,3 tỷ đồng. Huyện Hàm Thuận Bắc thực hiện 36 km/26,3 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 8,2 tỷ đồng); huyện Bắc Bình 22 km/22 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 7,2 tỷ đồng); huyện Đức Linh 7,6 km/7,4 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 2,5 tỷ đồng); thị xã La Gi 7,7 km/6,1 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 2,6 tỷ đồng); huyện Hàm Thuận Nam 10,3 km/10,5 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 3,6 tỷ đồng); thành phố Phan Thiết 5,7 km/3,8 tỷ đồng, (nhân dân đóng góp 1,7 tỷ đồng...), góp phần tích cực trong việc cải thiện điều kiện đi lại, sinh hoạt, phục vụ sản xuất của nhân dân, từng bước làm thay đổi bộ mặt địa bàn dân cư. Triển khai thực hiện các tiêu chí về phát triển sản xuất tăng thu nhập và giảm nghèo được quan tâm thực hiện; tỉnh đã đầu tư nhiều chương trình, dự án, xây dựng nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, gắn với việc chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nghề nông thôn; các hoạt động văn hóa - xã hội tiếp tục có chuyển biến tiến bộ, số thôn và gia đình đạt chuẩn văn hóa tăng, số hộ nghèo giảm, có nhiều xã cơ bản hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo; bộ mặt nông thôn nhất là các xã điểm có chuyển biến tiến bộ.

Đến nay, trong 21 xã điểm, bình quân đạt 9,9 tiêu chí/xã (trong đó đạt từ 13 - 14 tiêu chí có 2 xã, từ 10 - 12 tiêu chí có 11 xã, đạt từ 5 - 9 tiêu chí có 08 xã). Đối với 75 xã còn lại, bình quân đạt 6,2 tiêu chí/xã; trong đó, đạt từ 10 - 12 tiêu chí có 7 xã, đạt từ 5- 9 tiêu chí có 57 xã, đạt dưới 5 tiêu chí có 11 xã. Bình quân chung toàn tỉnh đạt 7,34 tiêu chí/xã; trong đó 96/96 xã đạt tiêu chí 1 (về quy hoạch và thực hiện quy hoạch), 86/96 xã đạt tiêu chí 8 (về bưu điện),75/96 xã đạt tiêu chí 4 (về điện), 65/96 xã đạt tiêu chí 19 (về an ninh, trật tự xã hội), 64/96 xã đạt tiêu chí 15 (về y tế), 43/96 xã đạt tiêu chí 16 (về văn hóa); các tiêu chí đạt thấp như: có 20 xã đạt tiêu chí 10 (về thu nhập), 17 xã đạt tiêu chí 3 (về thủy lợi), 15 xã đạt tiêu chí 18 (về hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh), 7 xã đạt tiêu chí 5 (về trường học), 5 xã đạt tiêu chí 2 (về giao thông) và không có xã nào đạt tiêu chí 6 (về cơ sở vật chất văn hóa).

Từ những kết quả và hạn chế trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm bước đầu: Phải có nhiều nhiều giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng; tăng cường nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung xây dựng nông thôn mới; thường xuyên củng cố, kiện toàn, bộ máy chỉ đạo, điều hành chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động.

 

 

Việc ban hành các Đề án xây dựng nông thôn mới không nên nặng về đầu tư cơ sở hạ tầng; cần xác định rõ nguồn lực đầu tư và lộ trình thực hiện phù hợp. Nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ làm giao thông nông thôn cần kịp thời hơn. Các địa phương cần chú ý thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhất là những tiêu chí không cần kinh phí. Tạo khí thế sôi nổi, rộng khắp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong phong trào thi đua “chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới”. Huy động nhiều hơn sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp và trong nhân dân tạo nguồn lực cho đầu tư xây dựng nông thôn mới.

                                                                   NGUYỄN MINH

 


  • |
  • 1128
  • |

Các tin khác

TIN NỔI BẬT