Một số kết quả bước đầu của Chương trình liên tịch giữa Hội Khuyến học và Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh về phối hợp xây dựng Gia đình hiếu học, dòng họ, thôn, khu phố khuyến học.

  • /
  • 2.8.2010 - 0:0

Ngày 07/10/2008, Thường trực Hội Khuyến học tỉnh và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã ký kết Chương trình liên tịch nhằm phối hợp thực hiện sâu rộng cuộc vận động xây dựng “Gia đình hiếu học, dòng họ, thôn, khu phố khuyến học”. Sau hơn một năm triển khai thực hiện, Chương trình liên tịch đã đạt được một số kết quả bước đầu. Nổi bật trên một số mặt:

Về công tác tuyên truyền: từ khi có chương trình liên tịch ở các địa phương, cơ sở đã có sự phối hợp giữa Mặt trận với Hội khuyến học cùng cấp và Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư với Chi hội Khuyến học thôn khu phố trong tuyên truyền, vận động, tổ chức phát động nhân dân đăng ký xây dựng gia đình hiếu học gắn với xây dựng gia đình văn hóa; xây dựng dòng họ khuyến học gắn với dòng tộc văn hóa; thôn khu phố khuyến học gắn với xây dựng khu dân cư tiên tiến và thôn, khu phố văn hóa. Phối hợp tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, tham gia xây dựng các Trung tâm học tập công đồng, góp phần đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở địa phương. Có thể nói, đây là điểm mới, đem lại hiệu quả tốt hơn so với những năm trước. Bởi trước khi có chương trình liên tịch, trong công tác tuyên truyền vận động xây dựng gia đình hiếu học, thôn, khu phố và dòng họ khuyến học chủ yếu chỉ do hệ thống hội khuyến học làm, vì thề kết quả còn hạn chế.

Về phối hợp tổ chức phát động, đăng ký xây dựng, bình xét công nhân danh hiệu “Gia đình hiếu học”: chi hội khuyến học ở thôn khu phố đã phối hợp với Ban Công tác Mặt trận tổ chức phát động nhân dân đăng ký xây dựng “Gia đình hiếu học” (GĐHH) gắn với đăng ký xây dựng “Gia đình văn hóa” hàng năm. Hội khuyến học và Ban Thường trực UBMTTQ cấp xã, ban công tác mặt trận và chi hội khuyến học ở thôn, khu phố phối hợp tổ chức bình xét, công nhận gia đình hiếu học gắn với bình xét danh hiệu gia đình văn hóa theo các văn bản hướng dẫn của Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh và Hội Khuyến học tỉnh. Trong năm 2009, số hộ đăng ký và số hộ được công nhận đạt danh hiệu GĐHH đều tăng so với năm 2008: năm 2009 có 50.747 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa so với 43.609 hộ đăng ký năm 2008; số hộ được công nhận đạt danh hiệu GĐHH năm 2009 là 34.315 hộ tăng 2.635 hộ so với năm 2008 (31.680 hộ được công nhận GĐHH).

Về phối hợp vận động xây dựng Quỹ Khuyến học: đây là nội dung liên tịch đã được MTTQ và Hội khuyến học các cấp, nhất là ở cơ sở và thôn, khu phố quan tâm phối hợp thực hiện. Qua khảo sát đã có 58% số xã, phường, thị trấn; 70% số thôn, khu phố Mặt trận Tổ quốc đã phối hợp với Hội Khuyến học vận động quỹ và trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Quỹ Khuyến học toàn tỉnh trong năm 2009 đã vận động được 7669 tỷ/KH 4,5 tỷ, đạt 170% chỉ tiêu UBND tỉnh giao, bằng 125% so với năm 2008. Các cấp hội cũng đã cấp học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, học sinh có hoàn cảnh quá khó khăn, khen thưởng học sinh giỏi và giúp đỡ thấy cô giáo gần 53.000 suất (mức hỗ trợ gấp 2 lần năm 2008) với tổng số tiền là 6.453 triệu đồng (gấp 2,5 lần so với năm 2008).

Đánh giá chung, việc thực hiện Chương trình liên tịch giữa Hội Khuyến học và UBMTTQ tỉnh đã góp phần làm cho các tầng lớp nhân dân hiểu sâu hơn về ý nghĩa công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập. Việc đăng ký, bình xét, công nhân các danh hiệu Gia đình hiếu học, Dòng họ khuyến học… được nhanh hơn, thuận lợi hơn, chất lượng được nâng lên. Kết quả bước đầu của chương trình liên tịch đã góp phần thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập ở các địa phương cơ sở. Đồng thời làm cho cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Mặt trận Tổ quốc phát động và chủ trì đi vào cuộc sống, mang lại ý nghĩa thiết thực hơn, phong phú hơn.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như: công tác triển khai thực hiện ở các địa phương trong tỉnh chưa đều, chưa sâu kỹ; chưa có sự phối hợp của các đoàn thể chính trị, các tổ chức thành viên của mặt trận Tổ quốc ở địa phương, cơ sở; công tác phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động của Mặt trận và Hội Khuyến học các cấp chưa thường xuyên, sâu rộng; việc phối hợp bình xét, công nhận danh hiệu “Gia đình hiếu học” ở một số địa phương chưa được thực hiện đúng các bước theo quy trình hướng dẫn; các tiêu chí để đánh giá, bình xét dòng họ, thôn, khu phố khuyến học chưa cụ thể; kinh phí thực hiện việc công nhận và khen thưởng các danh hiệu này chưa được xác định một cách cụ thể.

Theo đề nghị của Ban Thường trực UBMTTQ và Thường trực Hội khuyến học các huyện, thị xã, thành phố và xã phường thị trấn, Chương trình liên tịch sẽ được bổ sung một số nội dung: nghiên cứu xây dựng tiêu chí giá đình hiếu học cụ thể, sát thực tế, dễ xác nhận; xây dựng các danh hiệu “gia đình hiếu học tiêu biểu” sát thực tế và phong phú hơn; xây dựng tiêu chí riêng cho gia đình hiếu học cấp huyện, cấp tỉnh, cơ sở và xét công nhận hàng năm; xây dựng tiêu chí và thang bảng điểm xét công nhận dòng họ, thôn, khu phố khuyến học phù hợp với thực tế hơn.

N.Q.T


  • |
  • 1716
  • |

Các tin khác

TIN NỔI BẬT