Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030

  • /
  • 24.5.2010 - 0:0

Ngày 21/5/2010,Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Thông báo kết luận về quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030

Theo đó, Đề án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 được đơn vị tư vấn chuẩn bị khá công phu, thu thập được nhiều tư liệu, thông tin về tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh và nêu được nhiều ý tưởng tốt.

Tuy nhiên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh nội dung Đề án Quy hoạch cho phù hợp; chú ý cập nhật kịp thời những thông tin mới cho sát thực tế hơn. Cụ thể như sau:

1. Về đánh giá cơ hội, thách thức: cần đánh giá cụ thể hơn vị trí địa lý của tỉnh Bình Thuận và mối liên kết vùng với các tỉnh trong khu vực; thực trạng kết cấu hạ tầng; nguồn nhân lực; nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống; sự đan xen mâu thuẫn, chồng chéo giữa quy hoạch của các ngành, giữa các nguồn tài nguyên và mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường... Tất cả các cơ hội, thách thức đó cần phải được đánh giá kỹ, đúng để đề ra các chính sách, giải pháp đến cho sát hợp.

2. Về quan điểm phát triển: Phát triển tỉnh Bình Thuận phải đặt trong mối quan hệ phát triển với các vùng, phải coi trọng phát huy, khai thác được những lợi thế so sánh nổi trội của vùng Bình Thuận, của từng vùng thuộc tỉnh Bình Thuận và từng lĩnh vực. Theo tinh thần đó, phải đánh giá xem lợi thế nổi trội của Bình Thuận là gì?, của từng vùng là gì?, từng địa phương là gì?, ngành là gì?, coi đó là điểm mấu chốt để thúc đẩy phát triển. Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận được phân thành 04 vùng như đề án đã nêu; nhưng trong từng vùng phải xác định được những lợi thế nổi trội để tập trung phát triển, đồng thời thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển. Đối với vùng kinh tế động lực gồm Phan Thiết, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Phú Quý phải xác định xây dựng Phan Thiết trở thành thành phố du lịch, đặc biệt đối với huyện đảo Phú Quý cần xác định chức năng và số lượng dân cư phù hợp để đảm bảo phát triển bền vững.

3. Về đô thị: cần đánh giá, xem xét điều chỉnh và xác định lại hệ thống đô thị trong Quy hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế đảm bảo tính khả thi cao. Xây dựng đô thị phải theo hướng văn minh hiện đại; chú ý đến quy hoạch bố trí dân cư, nhất là các vùng ven biển, vùng sạt lở.

4. Về nông thôn: Quy hoạch phải gắn với xây dựng nông thôn mới, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng. Không đặt vấn đề dòng họ, dòng tộc trong xây dựng khu dân cư nông thôn.

5. Về du lịch: phải khai thác, phát triển các môn thể thao trên biển; gắn du lịch biển với du lịch sinh thái vùng rừng, núi, hồ, thác...

6. Về nông nghiệp: cần tập trung phát triển các loại cây trồng lợi thế, trong đó chú ý cây thanh long, cao su; làm rõ nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất; khai thác tốt tiềm năng nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ và nuôi trên biển.

7. Trên lĩnh vực văn hóa- xã hội: Phải đẩy mạnh hơn nữa thực hiện xã hội hóa; khai thác, tôn tạo, bảo tồn các loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể.

8. Về phân kỳ đầu tư: Phải phân kỳ đầu tư cụ thể các nguồn vốn, thời gian và công trình, phải thể hiện cả trước mắt và lâu dài; trong các chương trình trọng tâm trước mắt, cần chú ý một số công trình bức xúc như: chống xâm thực biển, cải tạo cảnh quan hai bờ sông Cà Ty...

 


  • |
  • 3279
  • |

Các tin khác

TIN NỔI BẬT