. Thủ trưởng các sở, ngành, các địa phương, các cơ quan chức năng có liên quan, lực lượng kiểm lâm, các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê rừng (sau đây gọi là chủ rừng) tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức vận động nhân dân chấp hành các quy định pháp luật và chính sách của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng và quản lý đất rừng; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Lâm nghiệp năm 2017; Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị số 05/CT-TTg, ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; Chỉ thị số 17/CT-UBND, ngày 05/6/2013 của UBND tỉnh về việc tăng cường kiểm tra, xử lý hành vi phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và Công văn số 2063/UBND-KT, ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố: (i) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về rừng và đất rừng, chỉ đạo chính quyền cấp xã nâng cao vai trò trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất rừng. (ii) Chỉ đạo các cơ quan kiểm lâm, công an, tài nguyên và môi trường và UBND cấp xã kiên quyết xử lý nghiêm, dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp và đất đai liên quan đến đất rừng; chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu, hướng dẫn các đơn vị chủ rừng trong việc xác lập hồ sơ, xử lý các hành vi lấn, chiếm đất rừng trái pháp luật và sử dụng đất rừng sai mục đích. (iii) Chỉ đạo tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ diện tích bị lấn, chiếm, sử dụng đất rừng trái mục đích để xử lý theo quy định của pháp luật. (iv) Chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với các đơn vị chủ rừng và lực lượng kiểm lâm rà soát các trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có chồng lấn với diện tích đất rừng thuộc lâm phận quản lý của các đơn vị chủ rừng để thu hồi, bàn giao theo đúng quy định.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: (i) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nội dung được giao tại Chỉ thị số 17/CT-UBND, ngày 05/6/2013 của UBND tỉnh về việc tăng cường kiểm tra, xử lý hành vi phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát hiện sớm mất rừng, cháy rừng đảm bảo hiệu quả. (ii) Chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị chủ rừng: Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan của tỉnh, huyện và UBND cấp xã rà soát, thống kê hiện trạng, nguồn gốc sử dụng đất của từng thửa đất hiện do các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có chồng lấn đất rừng, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để rà soát, tham mưu giải quyết theo đúng quy định. Thực hiện nghiêm trách nhiệm của chủ rừng đối với diện tích đất rừng được giao quản lý theo đúng quy định của pháp luật về lâm nghiệp và đất đai; tích cực tuyên truyền đến các hộ nhận khoán bảo vệ rừng chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; đôn đốc, hướng dẫn, tổ chức trồng lại rừng ngay sau khai thác; tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc xác lập hồ sơ vi phạm, xử lý tài sản trên đất rừng bị lấn, chiếm, sử dụng trái quy định pháp luật. (iii) Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm: Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương có rừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, chủ rừng thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước trong quản lý bảo vệ rừng và đất rừng. Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố tăng cường phối hợp chủ rừng, UBND cấp xã triển khai tốt quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, chống lấn, chiếm, sử dụng đất rừng không đúng quy định của pháp luật, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ tại Quyết định số 59/QĐUBND, ngày 12/01/2024 của UBND tỉnh; thường xuyên tổ chức lực lượng, phối hợp tuần tra, kiểm tra rừng và đất rừng để kịp thời phát hiện, ngăn ngăn chặn, lập hồ sơ vi phạm làm cơ sở xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp và Luật Đất đai.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường: (i) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất rừng; hướng dẫn cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện chủ trì, phối hợp các đơn vị chủ rừng thực hiện xử lý, kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp lấn, chiếm, sang nhượng đất rừng trái pháp luật, sử dụng đất rừng sai mục đích theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật. (ii) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, tham mưu xử lý diện tích đất rừng hiện do các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có chồng lấn với diện tích đất rừng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp của các đơn vị chủ rừng đúng quy định của pháp luật.
5. Công an tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an các địa phương phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất rừng; phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm về quản lý, bảo vệ rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Bình Thuận, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận và các địa phương thường xuyên tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và đất rừng; kịp thời nêu gương những tổ chức cá nhân làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất rừng và tích cực tố giác hành vi vi phạm đến các cơ quan chức năng để làm rõ, xử lý theo quy định.
7. Để nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể, các tổ chức chính trị các cấp phối hợp tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng và đất rừng; phối hợp với các cấp ủy đảng, chính quyền và các ngành chức năng kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và đất rừng.