Một số kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống

Qua 03 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử của Đảng và Kế hoạch số 120-KH/TU, ngày 24/10/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIII) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống đến năm 2020 đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Cấp ủy các địa phương đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm tổ chức quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống. Đặc biệt, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Công văn số 1578-CV/TU, ngày 29/10/2019 về tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và lịch sử truyền thống để chỉ đạo quán triệt và triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, các cấp ủy trực thuộc tỉnh thường xuyên chỉ đạo đổi mới phương pháp nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng theo hướng nghiên cứu, phát triển vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nghiên cứu lịch sử truyền thống dân tộc, góp phần giúp các tập lịch sử xuất bản dần đảm bảo tính khoa học và tính đảng. Quá trình biên soạn, các cấp chú trọng sâu kỹ hơn trong khai thác tư liệu, rà soát phạm vi khai thác tư liệu, nhân chứng lịch sử sâu rộng hơn, tiếp cận nhiều kênh hơn; đã hoàn thành Đề án “Số hóa tư liệu lưu trữ và các ấn phẩm lịch sử tỉnh Bình Thuận” phục vụ việc khai thác tư liệu lịch sử. Số lượng các công trình lịch sử đã xuất bản cơ bản theo đúng lộ trình đã đề ra. Từ năm 2018 đến nay, toàn tỉnh đã phát hành được 42 tập lịch sử; trong đó: Tỉnh ủy đã xuất bản và phát hành 02 tập sách đó là: Hoạt động đấu tranh của chiến sĩ cách mạng tỉnh Bình Thuận trong nhà tù, trại giam ở miền Nam (1954 - 1975) và Lịch sử biên niên Đảng bộ tỉnh Bình Thuận, tập I (1930 - 1954). Liên đoàn Lao động tỉnh hoàn thành xuất bản tập Lịch sử phong trào công nhân, viên chức lao động và Công đoàn tỉnh Bình Thuận (1930 - 2018) xuất bản năm 2019. Đối với cấp huyện đã xây dựng kế hoạch triển khai biên soạn bổ sung lịch sử đảng bộ địa phương đến năm 2020.… những kết quả nêu trên đã tạo ra những cơ sở, những điều kiện thuận lợi đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống, tạo sự chuyển biến cơ bản, đồng bộ về nhận thức rõ hơn về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; xem đây là việc làm vừa thiết thực, vừa cấp bách, vừa lâu dài; đồng thời, xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hàng năm.

  Tuy nhiên, một số cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là ở cấp xã chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện công tác biên soạn lịch sử đảng, lịch sử truyền thống; một số địa phương, cơ quan, đơn vị còn chậm so với kế hoạch đề ra. Việc đổi mới phương pháp nghiên cứu, biên soạn, nâng cao chất lượng các công trình lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống ở địa phương, đơn vị được các cấp ủy quan tâm thực hiện, song kết quả đạt được chưa như mong muốn. Nguồn tư liệu lịch sử phục vụ công tác nghiên cứu, biên soạn ở một số xã, phường, thị trấn chưa đảm bảo; phần lớn tư liệu lịch sử bị thất lạc, hư hỏng hoặc gián đoạn, nhất là nguồn tư liệu và thu thập thông tin từ “nhân chứng sống” trong giai đoạn kháng chiến ngày càng khó khăn do nhiều đồng chí tuổi cao, sức khỏe không tốt, trí nhớ giảm sút làm ảnh hưởng đến công tác biên soạn, kéo dài thời gian thực hiện. Nguồn kinh phí cho công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống chưa đáp ứng so với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; một số chế độ chi phí và chi cho công tác nghiên cứu, biên soạn, biên tập chưa thật phù hợp trong tình hình hiện nay; một số địa phương gặp khó khăn trong việc thanh toán, quyết toán kinh phí trong quá trình thực hiện. Công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng và lịch sử truyền thống tuy được quan tâm, song chưa thường xuyên, thiếu liên tục, mới tập trung vào các ngày lễ, kỷ niệm của quê hương, đất nước.

Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng có thể rút ra một số kinh nghiệm: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 20-CT/TW và Kế hoạch số 120-KH/TU nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng và tính đặc thù của nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn lịch sử; từ đó, đẩy nhanh tiến độ biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là các đơn vị chưa hoàn thành theo tiến độ của Kế hoạch số 120-KH/TU; đồng thời, phải đảm bảo chất lượng của tác phẩm, xác định rõ mốc thời gian cụ thể để hoàn thành việc biên soạn các tác phẩm; có sự phân công, hỗ trợ phù hợp để các xã thực hiện tốt công tác biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống của địa phương. Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị tăng cường số hóa và đưa tác phẩm lên mạng Internet, nhất là các trang thông tin điện tử của địa phương, đơn vị để cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân tiếp cận, nghiên cứu, tham thảo, phát huy giá trị, hiệu quả của tác phẩm. Các cơ quan, đơn vị, địa phương và đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử tăng cường đổi mới phương pháp nghiên cứu, biên soạn, tiếp tục nâng cao chất lượng các công trình lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống, lịch sử Đảng trong toàn xã hội, với nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng. Chú ý tăng cường công tác giáo dục truyền thống trong trường học, giáo dục cho thế hệ trẻ, cho học sinh, sinh viên; từ đó triển khai thực hiện “Tài liệu dạy và học lịch sử địa phương trong trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”. Chú ý rà soát, bổ sung, điều chỉnh chế độ chi phục vụ công tác biên soạn, thẩm định công trình lịch sử cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Phải thật sự coi trọng công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử Đảng cấp huyện và cấp cơ sở trong toàn tỉnh.


Các tin khác

TIN NỔI BẬT